Thần Chết vẫn là một danh từ quen thuộc đối với bất kỳ nền văn hóa nào trên khắp thế giới. Từ châu Á, châu Phi hay cả phương Tây cũng đều có. Tuy rằng mỗi nơi đều có những cách khác nhau để miêu tả cho danh từ này xong chung quy lại nó đều có nghĩa là một nhân vật đại diện cho cái chết.
Trong văn hóa của người Nhật Bản cũng vậy Shinigami chính là cách mà họ đặt cho kẻ đại diện cái chết. Cùng bài viết ngày hôm nay đi tìm hiểu sâu về nhân vật này trong thần thoại của Nhật Bản nhé.
Danh mục
Giới thiệu về Shinigami trong văn hóa Nhật
Shinigami là gì?
Danh từ này là một từ ghép trong tiếng Nhật, được ghép lại bởi hai từ khác nhau là Shi ( cái chết ) và Kami ( thần ). Bởi vậy hiểu một cách đơn giản thì danh từ trên biểu trưng cho cái chết.
Đối với thần thoại của Nhật Bản họ luôn cho rằng mọi vật trên thế gian này đều có linh hồn, có Kami trú ngụ bên trong thân thể. Kami cũng có nhiều loại từ hình dạng của loại trên trời, Kami của sự may mắn, Kami của cái chết. Những Shinigami còn được miêu tả là những vị thần làm công việc gọi người trần gian đến với cái chết.
Nguồn gốc xuất hiện Shinigami
Đã có rất nhiều giả thuyết để giải thích về sự xuất hiện của Thần Chết trong văn hóa của người Nhật Bản. Có những người tin rằng chúng được bắt nguồn từ Izanami – vị thần đầu tiên mang cái chết đến cho con người. Nhưng cũng có nhiều giả thuyết lại cho rằng Yama – vị thần cai quản âm phủ có liên quan đến Thần Chết. Nhưng cho dù có liên quan đến Izanami hay Yama thì không thể phủ nhận việc Shinigami có liên quan đến các Kami khác.
Hình dáng được mô tả trong văn hóa Nhật của Thần Chết
Được miêu tả là một thực thể vô hình đối với những người bình thường. Chỉ có những ai sắp chết hoặc bản thân đã chết rồi mới có thể nhìn thấy được họ. Thậm chí có những giả thuyết cho rằng Thần Chết không thể nhìn thấy rõ được mặt mũi; mà nếu có thể nhìn thấy được thì giữa các Thần Chết cũng có ngoại hình khác nhau.
Giải mã nhân vật Thần Chết trong văn hóa Nhật
Thời gian xuất hiện trong văn hóa Nhật Bản
Mặc dù đây là một trong rất nhiều các Kami thuộc về Thần Đạo ( Shinto ); nhưng sẽ có rất nhiều người sẽ tỏ ra không khỏi bất ngờ khi được biết về giai đoạn xuất hiện của vị thần này. Theo như những ghi chép để lại thì chỉ khi thời đại giao lưu văn hóa của Nhật Bản với các nước phương Tây.
Cũng vì những ảnh hưởng này mà đã có rất nhiều những câu chuyện xoay quanh Grim Reaper của phương Tây trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho người Nhật.
Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thần Chết của Nhật Bản được xuất hiện vào khoảng thời gian khoảng thế kỷ 18 hoặc là 19. Trước đó trong hệ tư tưởng của người Nhật họ luôn xem nhẹ cái chết, và họ không xem nó là một điều gì xấu cả. Như chúng ta cũng đã biết những võ sĩ đạo của Nhật còn chọn việc rằng rạch bụng sống là “ cái chết danh dự “. Họ xem nhẹ cái chết tựa lông hồng.
Quan niệm của người Nhật về hình tượng Thần Chết
Không giống như đối với văn hóa Trung Hoa thì luôn e dè cái chết mỗi khi được nhắc đến. Họ coi đó là một điều xấu xa. Người Nhật thì cho rằng đây là một chu trình rất bình thường của chu trình sống. Nên chưa bao giờ người Nhật e dè hay sợ hãi về những thực thể hay các vị thần thực hiện quá trình đem đến sự kết thúc của một quá trình sống.
Người Nhật cũng miêu tả sự ra đi của một con người sau khi chết vô cùng nhẹ nhàng. Các Shinigami sẽ dẫn lối cho linh hồn đó đi qua cánh cổng ranh giới của sự sống và cái chết. Các vị thần này sẽ làm việc theo cặp, nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, dắt lối cho linh hồn người đã chết.
Thần Chết trong văn hóa thời hiện đại ngày nay
Trong thời hiện đại ngày nay, đối với những người Nhật vẫn theo Thần Đạo thì họ vẫn rất tin vào sự tồn tại của những Thần Chết và các Kami khác. Tuy rằng đất nước Nhật Bản hiện nay là một quốc gia khá là cởi mở trong vấn đề đức tin, xong họ vẫn luôn tôn vinh và đặt sự tự hào đối với Thần Chết đậm nét văn hóa riêng của họ.
Nét văn hóa này sẽ còn được gìn giữ trong suốt thời gian dài trong tương lai sau này để những Thần Chết của Nhật Bản không thể bị nhầm lẫn với các Grim Reaper của phương Tây được. Có nhiều cách để giữ cho hình ảnh của nhân vật này được truyền từ đời này qua đời khác, phổ biến được đến các thế hệ mai sau.
Họ không chỉ thờ cúng mà thậm chí còn đi sâu hơn để nghiên cứu và khai thác; tạo cảm hứng sáng tác về nghệ thuật. Có rất nhiều các tác phẩm manga, anime và phim ảnh nổi tiếng có hình ảnh của Thần Chết đậm chất Nhật Bản; ví dụ như là bộ phim Death Note.
Kết luận
Bài viết ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về Shinigami; được biết đến như là Thần Chết trong văn hóa của người Nhật Bản. Những thông tin chi tiết trên hy vọng đã cho bạn một cái nhìn rõ nét hơn về hình tượng của nhân vật tượng trưng cho cái chết này. Cảm ơn các bạn đọc đã chú ý và quan tâm bài viết này.